Rong kinh ở tuổi dậy thì và những điều cần biết

12 Th9 2021 by Trân Trương

Rong kinh ở tuổi dậy thì là hiện tượng hành kinh kéo dài hơn 7 ngày hoặc ra huyết âm đạo kéo dài dù chưa tới kỳ kinh nguyệt. Ở tuổi dậy thì, tình trạng này khiến các em lo lắng, giảm khả năng tập trung và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác.

1. Nguyên nhân gây rong kinh tuổi dậy thì

Khi một bé gái bắt đầu có kinh nguyệt, hệ thống hormone của trẻ vẫn chưa phát triển đầy đủ. Điều đó có nghĩa là chu kỳ kinh nguyệt của trẻ sẽ có thể không đều trong một vài năm.

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài khoảng 28 ngày, nhưng cũng có thể sớm hơn hoặc muộn hơn vài ngày.

Hiện tượng chảy máu kinh nguyệt thường diễn ra trong khoảng một tuần. Máu chỉ chảy nhiều tập trung vào những ngày đầu tiên. Do đó, nếu trẻ bị xuất huyết âm đạo kéo dài, xảy ra trước chu kỳ kinh nguyệt hoặc chảy máu hành kinh hơn 7 ngày, có nhiều khả năng trẻ bị rong kinh. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, thậm chí trẻ có thể bị rong kinh cả tháng.

Không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định được nguyên nhân gây rong kinh. Tuy nhiên, rong kinh ở tuổi dậy thì có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như:

1.2.Mất cân bằng hormone

Mất cân bằng hormone giữa estrogen và progesterone có thể gây ra tình trạng rong kinh. Các vấn đề sức khỏe gây rối loạn hormone ở tuổi dậy thì bao gồm:

– Rối loạn chức năng buồng trứng: Điều này xảy ra khi cơ thể trẻ không rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt, gây ra sự mất cân bằng hormone và rong kinh

– Hội chứng buồng trứng đa nang

– Béo phì

– Các vấn đề về tuyến giáp, chẳng hạn như suy giáp

1.3.Rối loạn chảy máu

Rối loạn chảy máu cũng có thể khiến máu trong kỳ kinh nguyệt chảy ra nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân gây rối loạn chảy máu ở độ tuổi này thường bao gồm:

– Bệnh Von Willebrand: Một rối loạn di truyền do thiếu hụt hoặc giảm hoạt tính của một loại protein đông máu được gọi là yếu tố Von Willebrand

– Rối loạn tiểu cầu, chẳng hạn như tiểu cầu thấp hoặc tiểu cầu hoạt động kém

1.3.Nhiễm trùng

Bé gái tuổi dậy thì có thể bị nhiễm trùng do các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc nhiễm trùng ở các khu vực lân cận, chẳng hạn như vùng chậu. Tình trạng nhiễm trùng này có thể gây chảy máu âm đạo kéo dài, dẫn đến thiếu máu và suy nhược.

1.4.Vấn đề về nội tiết

Các bệnh lý ở cơ quan sinh sản có thể gây rong kinh tuổi dậy thì. Chúng có thể bao gồm:

– Các polyp (sự phát triển bất thường của mô, lành tính) hình thành trên niêm mạc tử cung.

– U xơ tử cung: Khối u lành tính hình thành trong tử cung.

– Ung thư: Tăng trưởng ác tính trong tử cung hoặc cổ tử cung. Tuy nhiên, trường hợp ung thư xuất hiện ở thanh thiếu niên là rất hiếm.

1.5.Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có thể góp phần gây chảy máu kinh nguyệt nhiều và kéo dài, bao gồm:

– Thuốc nội tiết tố

– Thuốc chống viêm

– Thuốc chống đông máu

1.6.Biến chứng thai kỳ

Rong kinh có thể xuất hiện ngay cả khi các em gái đang mang thai. Khi nữ giới có kinh muộn, ra máu nhiều, có thể đó là trường hợp bị sảy thai.

2. Triệu chứng rong kinh

Các triệu chứng rong kinh ở tuổi dậy thì có thể bao gồm:

– Máu âm đạo nhiều khiến bạn phải thay băng vệ sinh liên tục, kể cả vào ban đêm

– Hành kinh kéo dài hơn 1 tuần

– Có các triệu chứng thiếu máu như mệt mỏi, chóng mặt, khó thở

– Xuất hiện các cục máu đông lớn khi hành kinh

– Bị hạn chế các hoạt động thường ngày vì lượng máu chảy ra quá nhiều.

3. Điều trị rong kinh ở tuổi dậy thì

Các phương pháp điều trị rong kinh tuổi dậy thì bao gồm phương pháp không phẫu thuật và phương pháp phẫu thuật. Việc lựa chọn phương án điều trị rong kinh sẽ dựa trên:

– Tuổi, sức khỏe tổng thể và bệnh sử của trẻ

– Nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng rong kinh

– Loại thuốc, thủ tục hoặc liệu pháp điều trị trẻ có thể dung nạp/tiếp nhận được

– Kế hoạch sinh con trong tương lai

– Ảnh hưởng của tình trạng rong kinh đến chất lượng cuộc sống

– Ý kiến và sở thích của trẻ

4.Điều trị không phẫu thuật

Trong hầu hết các trường hợp, rong kinh có thể được điều trị bằng thuốc, chẳng hạn như:

– Thuốc chống viêm không steroid: Có tác dụng làm giảm mất máu và giảm đau bụng kinh.

– Thuốc tránh thai đường uống: Giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, giảm tình trạng chảy máu kéo dài hoặc quá nhiều.

– Progesterone đường uống: Giúp cân bằng lượng hormone và giảm triệu chứng của rong kinh.

– Dụng cụ tử cung (IUD): Giải phóng một loại progestin, giúp giảm chảy máu kinh nguyệt và đau bụng kinh.

– Axit Tranexamic: có tác dụng làm giảm mất máu khi bị chảy máu kinh nguyệt.

5.Điều trị phẫu thuật

Trong một số ít trường hợp, trẻ cần phải thực hiện phẫu thuật để điều trị tình trạng rong kinh. Khi đó, bạn và con sẽ được giới thiệu đến bác sĩ phụ khoa để tiến hành các thủ tục cần thiết.

Bị rong kinh ở tuổi dậy thì là một trải nghiệm tồi tệ đối với bất kỳ cô bé nào. Do đó, trong quá trình thăm khám và điều trị, bạn nên đồng hành, trấn an cũng như hỗ trợ để con đỡ cảm thấy tự ti và ảnh hưởng xấu đến tâm lý.

Nguồn Sưu tầm

Không có bình luận

Sắp xếp theo:

Để lại một bình luận

Để lại một bình luận

Liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc, hay có nhu cầu mua sản phẩm, hoặc cần tư vấn về sản phẩm, dịch vụ, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi.

Gọi ngay