Trò chuyện đúng cách với trẻ nhỏ về dịch bệnh COVID-19
15 Th7 2021 by Trân Trương
Tình hình dịch bệnh COVID-19 trong làn sóng dịch thứ 4 trên cả nước ta đang rất căng thẳng và phức tạp, với số ca nhiễm và tử vong nhiều hơn trước, và nhiều trường hợp không truy vết được nguồn lây, cũng như tốc độ lây lan đang ngày càng cao, đã xuất hiện nhiều ca F4, F5 nhiễm bệnh, và quan trọng là còn nhiều ổ dịch, chuỗi lây nhiệm chưa thể được coi là kiểm soát được hoàn toàn. Nhiều tỉnh thành tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 15, 16, của Thủ tướng xã hội, yêu cầu người dân tuân thủ nghiêm chỉnh quy tắc 5K của Bộ Y tế, đây được coi là giải pháp then chốt giúp đẩy lùi dịch bệnh.
Các con vì thế trong bối cảnh hiện tại phải tiếp tục ở nhà dịp hè mà không được các ông bố, các bà mẹ dẫn đi các địa điểm vui chơi giải trí. Thật khó để chúng ta giấu hay không cho con mình biết về những tin tức đang truyền tải quá nhiều về COVID-19 không chỉ trên TV, mà còn trên cả nền tảng Internet. Những thông tin choáng ngợp đa phần gây khó hiểu, hoang mang đặc biệt là các thông tin tiêu cực, không đúng sự thật khiến các con càng thêm lo lắng, căng thẳng.
Do còn quá nhỏ, các con vẫn chưa biết cách nhận thức vấn đề, điều tiết cảm xúc như người lớn vì thế nếu chúng ta thờ ơ, không quan tâm đến tình trạng các con thì kết quả sẽ theo chiều hướng xấu.
Trò chuyện cởi mở với các con đúng cách là giải pháp dành cho các bậc phụ huynh, mục đích hỗ trợ các con hiểu, tiếp nhận thông tin một cách chính xác về COVID-19, xóa đi những lo lắng không cần thiết, biết cách bảo vệ bản thân, gia đình, và giúp đỡ người khác.
Cùng tìm hiểu và lưu lại những gợi ý của theo khuyến cáo của UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc) và CDC Việt Nam.
Đầu tiên hãy cho trẻ biết bạn sẵn sàng tiếp nhận mọi câu hỏi của trẻ
Tìm hiểu xem trẻ đã biết những gì và lắng nghe câu chuyện của trẻ.
Vẽ tranh, kể chuyện hay một số hoạt động khác có thể giúp mở đầu cuộc trò chuyện.
Không nói giảm hay lảng tránh mối lo lắng của trẻ. Hãy đồng cảm với cảm xúc của trẻ và đồng ý rằng việc sợ hãi những điều này là hoàn toàn bình thường.
Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với lứa tuổi, quan sát phản ứng và chú ý tới mức độ lo lắng của trẻ.
Cung cấp cho trẻ em thông tin trung thực, phù hợp với lứa tuổi và mức độ phát triển của trẻ.
Hãy cùng trẻ tìm hiểu thông tin qua những nguồn tin chính thức nếu cha mẹ không biết chính xác câu trả lời. Giải thích với trẻ rằng một số thông tin trên mạng là không chính xác, và tốt nhất là nên tin tưởng thông tin do các chuyên gia cung cấp.
Hướng dẫn trẻ tuân thủ nguyên tắc 5K với các việc làm cơ bản đầu tiên là đeo khẩu trang, rửa tay đúng cách và thường xuyên.
Không nhất thiết phải kể cho trẻ những câu chuyện đáng sợ.
Chỉ cho con trẻ cách che miệng bằng khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi, khuyên trẻ không nên tiếp xúc gần với những người có triệu chứng trên.
Giúp trẻ đối mặt với cảm xúc khủng hoảng, lo lắng bằng cách tạo điều kiện để trẻ chơi hoặc thư giãn khi có thể.
Cố gắng giữ thói quen và lịch trình sinh hoạt hằng ngày như bình thường, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
Nếu dịch bùng phát tại khu vực gia đình đang sống, nhắc nhở trẻ rằng khả năng trẻ bị nhiễm bệnh là rất thấp và có rất nhiều người lớn khác đang cố gắng hết sức để bảo vệ gia đình mình.
Nếu trẻ cảm thấy không khỏe, cha mẹ cần giải thích rằng trẻ phải ở nhà/bệnh viện, bởi như vậy sẽ an toàn hơn cho bản thân và bạn bè của trẻ
Sự bùng phát của COVID-19 đã kéo theo rất nhiều hệ lụy của nạn phân biệt chủng tộc/ vùng miền. Vì vậy, hãy kiểm tra xem trẻ có đang bị bắt nạt hay đang bắt nạt trẻ khác không.
Giải thích cho trẻ hiểu rằng bị lây nhiễm COVID-19 không liên quan gì đến ngoại hình, nguồn gốc xuất thân hay ngôn ngữ của một người. Nếu trẻ bị gọi bằng những cái tên miệt thị hay bị bắt nạt ở trường, trẻ đừng ngại trò chuyện và thông báo việc này cho một người lớn mà trẻ tin tưởng.
Nhắc trẻ nhớ rằng mọi người đều có quyền được hưởng sự an toàn, hành vi bắt nạt là sai trái. Chúng ta nên góp phần để lan tỏa sự yêu thương và hỗ trợ lẫn nhau
Cần cho trẻ biết rằng mọi người đang giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động tử tế và rộng lượng.
Hãy chia sẻ câu chuyện về những con người đang nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh và bảo vệ sự an toàn cho cộng đồng. Đây sẽ là một nguồn động viên, trấn an rất lớn đối với trẻ.
Chính bạn phải giữ bình tĩnh và cho trẻ thấy mình luôn tươi cười. Con trẻ sẽ làm theo cách bạn phản ứng trước tin tức, vì vậy, tốt hơn hết là nên giữ bản thân luôn bình tĩnh và kiểm soát được mọi việc.
Khi kết thúc cuộc trò chuyện, hãy cố gắng đánh giá mức độ lo lắng của trẻ bằng cách quan sát ngôn ngữ cơ thể, xem xét liệu trẻ có đang dùng giọng điệu thông thường và theo dõi hơi thở của trẻ.
Nhắc trẻ nhớ rằng trẻ có thể tìm đến cha mẹ để chia sẻ về những khó khăn, vướng mắc bất kì lúc nào. Cho trẻ biết rằng cha mẹ luôn quan tâm, lắng nghe, và luôn bên cạnh mỗi khi trẻ cần
Trả lời
Nếu bạn có thắc mắc, hay có nhu cầu mua sản phẩm, hoặc cần tư vấn về sản phẩm, dịch vụ, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi.
Gọi ngay
Không có bình luận
Sắp xếp theo: