Cảnh giác cao độ với dịch bệnh tay chân miệng

4 Th5 2021 by Trân Trương

Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm từ đầu năm 2021 đến tháng 5/2021, cả nước ta đã ghi nhận hơn 17450 trường hợp nhiễm, so với cùng kỳ năm ngoái thì đã tăng gấp 4 lần, trong đó đã có 4 trẻ đã tử vong.

Bệnh lây lan ở cả 63 tỉnh thành, đặc biệt tỷ lệ lây nhiễm, số ca mắc tăng cao, và xuất hiện nhiều ca nặng tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam. Tính riêng thành phố Hồ Chí Minh, theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật, số bệnh nhi bị mắc tay chân miệng đang tăng rất nhanh, cao gấp 2.5 lần so với cùng kỳ năm ngoái (theo số liệu tháng 3/2021). Các con số đáng báo động!

Theo các chuyên gia, bệnh dự báo sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa trong giữa tháng 4 đến hết tháng 5 nhất là khi thời tiết đang chuyển vào mùa hè, khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện để bệnh lây lan nhanh, đặc biệt trong dịp lễ, và kỳ nghỉ hè, các bậc cha mẹ thường đưa trẻ đến những nơi vui chơi, đông đúc, lơ là trong việc giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh cho trẻ.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, hiện nay bệnh chưa có vắc xin, và cực kỳ nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời không những ảnh hưởng đến tính mạng mà còn dễ để lại nhiều biến chứng về thần kinh như viêm não, viêm não tủy, viêm màng não,…, và các biến chứng khác về tim mạch, hô hấp, thậm chí tử vong.

Sai lầm của các bậc phụ huynh đó là cho rằng bệnh Tay chân miệng sẽ không tái phát trở lại, và đợi đến khi trẻ phải có các biểu hiện rõ rệt như xuất hiện các vết lở loét trong miệng, và các vết đốm đỏ mọng nước bắt đầu nổi dạng ban trên da ở tay và chân, kèm theo sốt cao không hạ, li bì, mới đưa đến các cơ sở y tế thì khả năng cao bệnh đã bắt đầu chuyển biến nặng hơn.

Theo Bộ Y Tế và Bệnh viện Nhi Đồng I, thành phố Hồ Chí Minh, trẻ có thể mắc bệnh Tay chân miệng nhiều lần do hiện tại chưa có vắc – xin, khả năng tạo kháng thể chống lại virus gây bệnh ở các trẻ nhỏ là rất yếu, mỗi lần nhiễm bệnh, chỉ tạo ra lượng kháng thể không nhiều cho một loại virus nhất định, và theo thời gian không đủ để bảo vệ trẻ. Khi trẻ nhiễm virus khác trong nhóm Enterovirus (có hơn 10 chủng khác), trẻ khả năng cao sẽ mắc lại bệnh.

Dấu hiệu của bệnh Tay chân miệng được chia theo các giai đoạn và cấp độ, nhưng điển hình chung, sẽ có các triệu chứng ban đầu như sau:

  • Mệt mỏi, sốt nhẹ (38 – 38,5 độ C), đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày. Đây là triệu chứng xuất hiện sớm nhất.
  • Sau đó xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi; các mụn nước có kích thước nhỏ (2 – 3mm) nằm trên một nền niêm mạc viêm đỏ.
  • Các mụn nước trong miệng dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết loét, đau rát, tiếp tục xuất hiện thêm ở bàn chân, bàn tay, có trường hợp ở mông

Tuy nhiên, không phải trường hợp nhiễm bệnh nào cũng có dấu hiệu rõ ràng của bệnh, chỉ có loét miệng, hoặc không rõ dạng bóng nước, chỉ là dạng chấm hoặc hồng ban, dẫn đến các bậc cha mẹ thường nhầm lẫn với các bệnh khác. Hậu quả, bệnh trở nặng, và biến chứng khôn lường.

Lưu ý quan trọng khác, người lớn vẫn có thể mắc bệnh Tay chân miệng, nguy hiểm là khó nhận biết, và các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác đặc biệt là bệnh về da. Thứ hai, người lớn thường có tâm lý chủ quan khi cho rằng bệnh này nhẹ, nhưng lại quên rằng mình có thể là nguồn lây nhiễm cho trẻ em trong quá trình chăm sóc các bé.

Chủ động phòng bệnh luôn là phương pháp tốt nhất, Tay chân miệng cũng không là ngoại lệ:

  • Vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên ở người lớn và trẻ nhỏ
  • Khử trùng thường xuyên các vật dụng, bề mặt ở các nơi trẻ hay cầm nắm, tiếp xúc
  • Đảm bảo vệ sinh ăn uống
  • Đảm bảo môi trường sống, sinh hoạt luôn sạch sẽ
  • Tránh, không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh, hay nguồn bệnh
  • Che miệng khi hắt hơi, ho, chủ động đeo khẩu trang

Bên cạnh các khuyến cáo trên, các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao con mình, để nhanh chóng phát hiện các biểu hiện ban đầu của bệnh và hành động kịp thời.

Đặc biệt là bổ sung các chất dinh dưỡng, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch. Theo Bộ Y Tế, bệnh Tay chân miệng thường nặng hơn ở trẻ có độ tuổi dưới 5, do sức đề kháng yếu.

Không có bình luận

Sắp xếp theo:

Để lại một bình luận

Trả lời

Liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc, hay có nhu cầu mua sản phẩm, hoặc cần tư vấn về sản phẩm, dịch vụ, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi.

Gọi ngay